Sorry, you need to enable JavaScript to visit this website.

reuse

Learn how to repair, donate, and shop second-hand household items.

Overview - Vietnamese

Nếu quý vị cần trợ giúp để hiểu thông tin trên trang web này, vui lòng gọi (202) 535-2600. Tổng đài viên sẽ kết nối quý vị với một thông dịch viên. Yêu cầu gặp nhóm Quyên Góp và Tái Sử Dụng và tổng đài viên sẽ chuyển cuộc gọi của quý vị đến người có thể hỗ trợ.

Reuse DC là trung tâm của DC để tìm thông tin về nơi sửa chữa, quyên góp và mua sắm đồ gia dụng cũ.

Danh Mục Tái Sử Dụng

Danh Mục Tái Sử Dụng là một danh mục dựa trên bản đồ cho phép quý vị tìm thấy những nơi quý vị có thể quyên góp hoặc sửa chữa đồ vật của mình hoặc mua sắm đồ cũ. Danh mục sử dụng tính năng dịch tự động Google Translate, nhưng nếu quý vị cần trợ giúp để hiểu bất kỳ thông tin nào, vui lòng gọi (202) 535-2600 và yêu cầu gặp nhóm Quyên Góp và Tái Sử Dụng.

Trao Đổi Với Hàng Xóm

Quý vị có một món đồ mà quý vị muốn vứt bỏ nhưng vẫn đang trong tình trạng hoạt động tốt? Quý vị có thể tặng những món đồ không mong muốn của mình cho một người hàng xóm! Bằng cách trao đổi/tặng quà, quý vị đang góp phần ngăn các vật dụng trong tình trạng còn hoạt động/có thể sử dụng bị mang đến bãi rác!

Hãy Bắt Đầu

  • Đăng vật dụng của quý vị trên phương tiện truyền thông, danh sách địa phương hoặc cho cộng đồng của quý vị (nhóm hàng xóm, nhà thờ, bạn bè) biết rằng quý vị có sẵn vật dụng.
  • Sử dụng trang web hoặc ứng dụng của bên thứ ba. Đáng tiếc là các dịch vụ này chủ yếu bằng Tiếng Anh.
    • Buy Nothing (cũng có sẵn qua ứng dụng trên Android và Apple)
      • Thông tin: BuyNothing cung cấp cho mọi người một cách để cho và nhận, chia sẻ, cho mượn và bày tỏ lòng biết ơn thông qua mạng lưới kinh tế quà tặng trên toàn thế giới.
      • Cách Thức Hoạt Động: Những người quan tâm đến việc trở thành thành viên có thể làm như vậy bằng cách tham gia nhóm Facebook Buy Nothing cộng đồng địa phương bằng cách tìm kiếm một khu dân cư địa phương. Nhiều nhóm Facebook Buy Nothing có ranh giới xác định cho việc chia sẻ diễn ra trong nhóm. Đối với những người thích tham gia bên ngoài Facebook, hãy tải xuống ứng dụng để thay thế.
      • Người dùng có thể:
        • Đăng các vật dụng để cho đi miễn phí hoặc để đổi lấy một dịch vụ
        • Yêu cầu các vật dụng mong muốn
        • Tìm các vật dụng cần thiết
        • Bày tỏ lòng biết ơn để thể hiện sự đánh giá cao và cảm ơn
    • Freecycle (cũng có sẵn qua ứng dụng trên Android và Apple)
      • Thông tin: Mạng Lưới Freecycle được tạo thành từ hơn 5,000 nhóm địa phương. Đó là một phong trào cơ sở và hoàn toàn phi lợi nhuận của những người đang cho (và nhận) đồ miễn phí trong thành phố của họ và tránh đồ vật còn sử dụng tốt bị mang đến bãi rác. Tư cách thành viên là miễn phí và mọi thứ được đăng phải miễn phí, hợp pháp và phù hợp với mọi lứa tuổi.
      • Cách Thức Hoạt Động: Khi quý vị đăng ký, quý vị tham gia một hoặc nhiều nhóm địa phương và/hoặc mời một số bạn bè địa phương để tạo thành một Vòng Bạn Bè. Quý vị đăng bài về những thứ quý vị muốn tặng hoặc nhận. Các thành viên khác trả lời và sau đó quý vị sắp xếp thời gian và địa điểm lấy đồ.
      • Người dùng có thể:
        • Đăng vật dụng để cho đi miễn phí
        • Yêu cầu các vật dụng mong muốn
        • Tìm các vật dụng cần thiết
    • Trash Nothing (cũng có sẵn qua ứng dụng trên Android và Apple)
      • Thông tin: Trash Nothing là một giao diện thay thế cho các nhóm freecycle hiện có như đã đề cập ở trên.
      • Cách Thức Hoạt Động: Hiện tại trash nothing hỗ trợ các nhóm Freecycle , Full Circles và ReUseIt ban đầu trên Yahoo. Tham gia tại trang web hoặc ứng dụng Trash Nothing.
      • Người dùng có thể:
        • Đăng vật dụng để cho đi miễn phí
        • Yêu cầu các vật dụng mong muốn
        • Tìm các vật dụng cần thiết

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM: Nội dung này không phải là để quảng bá cho bất kỳ trang web nào ở trên. Nó được cung cấp như một nguồn trợ giúp không chính thức và không phải là danh sách đầy đủ tất cả các trang web có trọng tâm tương tự. Nếu quý vị điều hành một dịch vụ trao đổi và muốn được thêm vào danh sách ở trên, vui lòng liên hệ với [email protected].

 

Thu Hồi Thực Phẩm

Thực phẩm lãng phí là một thiệt hại về kinh tế, môi trường và xã hội. Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 30% thực phẩm bị lãng phí bởi các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Tác Động của Chất Thải Thực Phẩm

  • Kinh Tế: Từ sản xuất, vận chuyển và xử lý, rác thải thực phẩm tiêu tốn của Hoa Kỳ hơn $200 tỷ mỗi năm.
  • Môi Trường: Ở Hoa Kỳ, rác thải thực phẩm là nguồn phát thải lớn thứ ba khí mê-tan liên quan đến con người. Đây là một loại khí nhà kính cực kỳ mạnh.
  • Xã hội: Các cộng đồng có thu nhập thấp hơn có xu hướng chịu gánh nặng lớn nhất về lãng phí thực phẩm vì khu dân cư của họ gần các bãi rác hoặc lò đốt, cả hai đều có tác động đáng kể đến sức khỏe.

Giảm Nguồn Thực Phẩm

Giảm nguồn thực phẩm là ưu tiên của hệ thống phân cấp thu hồi thực phẩm, vì nó làm giảm khối lượng thực phẩm dư thừa được tạo ra tại nguồn của nó. Điều này bao gồm các phương pháp tiếp cận tại nhà và tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm để tận dụng tối đa thực phẩm, chẳng hạn như mua và sử dụng thực phẩm hiệu quả hơn thay vì vứt bỏ.

Sau khi giảm nguồn thực phẩm, cho mọi người ăn thức ăn bổ dưỡng, lành mạnh, thay vì lãng phí, là cách ưu tiên nhất để thu hồi thực phẩm. Các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức phi lợi nhuận thực phẩm của quận có thể là một phần của giải pháp.

Hướng Dẫn về Quyên Góp Thực Phẩm Thương Mại An Toàn

Văn phòng Phân Phối Chất Thải của Sở Công Trình Công Cộng và DC Health (Sở Y Tế DC) đã hợp tác để xuất bản Hướng Dẫn Quyên Góp Thực Phẩm Thương Mại. Hướng dẫn giải thích năm bước để bắt đầu quyên góp thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thực phẩm thương mại của quý vị.

  1. Tìm Hiểu Thông Tin: Đọc về các cơ sở thực phẩm có thể tặng các loại thực phẩm chế biến sẵn, không dễ hư hỏng và sấy khô.
  2. Kế Hoạch: Hãy nghĩ về lượng thực phẩm dư thừa mà doanh nghiệp của quý vị tạo ra và cách kết hợp việc đóng góp vào hoạt động của quý vị.
  3. Kết Nối: Liên hệ trực tiếp với các tổ chức chấp nhận quyên góp thực phẩm hoặc sử dụng một dịch vụ có thể kết nối và vận chuyển các khoản quyên góp của quý vị cho quý vị.
  4. An Toàn: Hãy nhớ tuân theo tất cả các quy tắc xử lý an toàn thực phẩm.
  5. Hiểu Rõ: Quyên góp thực phẩm bao gồm bảo vệ trách nhiệm pháp lý và giảm thuế.

Bảo Vệ Trách Nhiệm đối với Quyên Góp Thực Phẩm

Đạo Luật Tiết Kiệm Thực Phẩm Tốt năm 2018 đã mở rộng diện bảo vệ trách nhiệm bồi thường qua đó bao gồm các nhà tài trợ thực phẩm quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận HOẶC trực tiếp cho một cá nhân. Nó cũng bảo vệ các tổ chức phi lợi nhuận tính phí không đáng kể cho người dùng cuối để trang trải chi phí sản xuất của họ.

Bảo Vệ Nhà Tài Trợ: Một nhà hảo tâm đóng góp thực phẩm cho một tổ chức từ thiện hoặc phi lợi nhuận chân chính hoặc trực tiếp cho một cá nhân để tiêu thụ sẽ không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào trừ khi có bằng chứng về sự sơ suất lớn hoặc hành vi sai trái có chủ ý.

Bảo Vệ Người Nhận: Một tổ chức từ thiện hoặc phi lợi nhuận chân chính nhận và phân phối thực phẩm không biết rõ hoặc được cho là không phù hợp cho con người, miễn phí hoặc với mức phí đủ để trang trải chi phí xử lý và chuẩn bị thực phẩm đó, không chịu trách nhiệm trừ khi đó là kết quả của sự sơ suất lớn hoặc hành vi sai trái có chủ ý.

Xem Bộ Luật Chính Thức của DC § 48–301 (a-b) để biết nội dung bảo vệ trách nhiệm pháp lý hoàn chỉnh

Dịch Vụ Quyên Góp Thực Phẩm Thương Mại của Bên Thứ Ba

Có nhiều nền tảng công nghệ kết nối các doanh nghiệp thực phẩm có thực phẩm dư thừa với các tổ chức có thể nhận quyên góp thực phẩm. Đáng tiếc là các dịch vụ này chủ yếu bằng Tiếng Anh.

  • Food Rescue US
    • Các nhà tài trợ thực phẩm địa phương (ví dụ: cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, tiệm ăn, chợ nông sản, tập đoàn, v.v.) đăng ký thực phẩm tươi sẵn có. Tại DC, hơn 350 nhà tài trợ đã tham gia kể từ năm 2016.
    • Tìm hiểu thêm về cách đăng ký quyên góp thực phẩm tại foodrescue.us.
  • Cơ Sở Dữ Liệu MEANS
    • Các nhà tài trợ kinh doanh thực phẩm đăng bài bất cứ khi nào họ có thêm thực phẩm.
    • Người dùng là tổ chức phi lợi nhuận cho Cơ Sở Dữ Liệu MEANS biết họ cần loại thực phẩm nào. Khi bất kỳ khoản quyên góp thực phẩm nào phù hợp với nhu cầu của họ được đăng lên, họ sẽ nhận được email hoặc tin nhắn SMS về việc đó. Nếu quan tâm, họ có thể nhận khoản đóng góp và nhận thông tin liên hệ của nhà tài trợ, đồng thời nhà tài trợ sẽ nhận được thông tin liên hệ của tổ chức phi lợi nhuận để điều phối việc chuyển hàng.
    • Tìm hiểu thêm và đăng ký tại meansdatabase.org.
  • Capital Area Food Bank- MealConnect
    • Một nền tảng Feeding America, MealConnect kết hợp các nhà tài trợ (kinh doanh thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào) với các cơ quan đối tác của CAFB.
    • Các doanh nghiệp thực phẩm muốn quyên góp có thể tìm hiểu thêm và đăng ký tại capitalareafoodbank.org/mealconnect

Tình Nguyện Viên với tư cách là Người Giải Cứu Thực Phẩm

Food Rescue US

  • Tham gia cùng hơn 400 tình nguyện viên đang hoạt động của Food Rescue US, tình nguyên viên sử dụng xe hơi riêng của mình để vận chuyển thực phẩm dư thừa lành mạnh từ các doanh nghiệp địa phương chọn quyên góp thay vì bỏ phí cho các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ người không có đủ thực phẩm.
  • Đến nay, các tình nguyện viên đã tránh lãng phí hơn 7 triệu pound thực phẩm với hầu hết các cuộc giải cứu chỉ mất chưa đầy một giờ từ đầu đến cuối.
    • Tìm hiểu thêm về cách đăng ký giải cứu thực phẩm tại www.foodrescue.us.

Các Chương Trình

Thông qua việc tái sử dụng, quyên góp và sửa chữa các vật dụng trong nhà, quý vị có thể tiết kiệm tiền và giảm tác động của việc sản xuất ra các vật dụng mới và gây lãng phí. DOEE đã khởi động một số chương trình để đạt được mục tiêu DC Bền Vững, đó là tạo điều kiện cho địa phương tái sử dụng và thu hồi các vật liệu để thu được giá trị kinh tế và xã hội của chúng.

Fix-It DC

Fix-It DC tổ chức các sự kiện sửa chữa cộng đồng nhằm mục đích thay đổi tâm lý “vứt đi”. Những người tham gia mang các vật dụng bị hỏng của họ đến các sự kiện Fix-It, nơi các huấn luyện viên cộng đồng cung cấp hướng dẫn về cách khắc phục sự cố và cách sửa chữa từng vật dụng.

Fix-It DC thường xuyên tổ chức các sự kiện tại Xưởng Chế Tạo của Thư Viện Công Cộng DC và làm việc với các tổ chức cộng đồng khác để cho phép họ tổ chức các sự kiện của riêng mình. Tìm hiểu thêm tại doee.dc.gov/service/fix-it-dc.

ReThread DC

ReThread DC, sáng kiến ​​phục hồi và tái sử dụng đồ vải dệt của DC, cung cấp cho người dân và du khách các nguồn lực để giảm tác động mà quần áo của họ (và các loại đồ vải dệt khác) gây ra đối với môi trường. Nghiên Cứu về Đặc Điểm Chất Thải năm 2021 của Sở Công Trình Công Cộng cho thấy đồ vải dệt may chiếm 6% thùng rác dân cư, khiến thành phố chi khoảng $200,000 mỗi năm để vứt bỏ quần áo không mong muốn và các loại đồ vải dệt khác. Hơn nữa, sản xuất dệt may là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm nguồn nước trên toàn cầu. Giúp tiết kiệm tiền và giảm ô nhiễm bằng cách giảm chất thải dệt may.

Cho dù là tổ chức trao đổi quần áo và các cuộc họp kiến ​​thức cấp cao hay chia sẻ nguồn trợ giúp về cách quyên góp, tái sử dụng và tái chế quần áo đúng cách, ReThread đều tìm cách tạo ra văn hóa sử dụng bền vững đồ dệt may. Tìm hiểu thêm tại doee.dc.gov/service/rethread-dc.